Thức ăn ngọt, mặn và giàu chất béo: tại sao nên loại bỏ khỏi chế độ ăn của trẻ tập đi

28 de Tháng 5 del 2021

Tình trạng béo phì ở trẻ em đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Tỷ lệ trẻ em bị béo phì đã tăng theo cấp số nhân trong vài thập kỷ qua và cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng này bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống và hoạt động thể chất của con1.

Việc nạp vào quá nhiều calo từ thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường và chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa (được gọi là “chất béo xấu”) có thể khiến trẻ tăng cân theo thời gian. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng 30 - 40% năng lượng nạp vào hàng ngày của trẻ là từ thức ăn và đồ uống nhiều năng lượng nhưng ít giá trị dinh dưỡng, chẳng hạn như đồ ăn vặt mặn, đồ uống có đường (nước ngọt hoặc nước hoa quả cô đặc) và đồ ăn chế biến sẵn như món tráng miệng, thức ăn nhanh, nước sốt bán sẵn, v.v.)2. Thật không may là nhiều bé lại thích những thứ này hơn là các thực phẩm lành mạnh. Cả trẻ em và người lớn đều thích hương vị và kết cấu của những loại thực phẩm này. Càng tiêu thụ nhiều các loại thức ăn nhanh này, thì càng khó để áp dụng thói quen ăn uống lành mạnh.

Thử thách đầu tiên của cha mẹ để ngăn ngừa béo phì ở trẻ tập đi là giảm thiểu những loại thức ăn nhanh trong chế độ ăn của con và thay bằng trái cây tươi, rau củ quả, các sản phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, v.v. Bằng cách cho con uống nước thay vì nước ngọt và nước trái cây, đồng thời giảm bớt lượng muối, đường và chất béo trong các công thức chế biến đến mức thích hợp, bạn sẽ làm cho bữa ăn của con mình ngon miệng hơn3.

 

1Centers for Disease Control and Prevention [trang web] *. Atlanta. US. Department of Health & Human Services; 2018 [truy cập lần gần đây nhất vào ngày 29/08/2018]. Childhood Obesity Facts. Có trên: https://www.cdc.gov/healthyschools/obesity/facts.htm

2Liem DG, Mennella JA. “Sweet and Sour Preferences During Childhood: The Role of Early Experiences.” Psycho-biological developmental. 2002; 41 (4): 388-395.

3Story M, Kaphingst KM, Robinson-O’Brien R, et al. “Creating healthy food and eating environments: policy and environmental approaches.” Annu Rev Public Health. 2008; 29: 253-272.
 

This site uses its own and third party cookies. Some of the cookies are necessary to navigate. To enable or limit accessory cookie categories, or for more information, click on Customize settings.